Cư trần lạc đạo phú — Hội thứ sáu
Đệ lục hội
Thực thế! Hãy xá vô tâm, tự nhiên hợp đạo.
Đình tam nghiệp, mới lặng thân tâm.
Đình tam nghiệp, mới lặng thân tâm.
Ðạt một lòng, thì thông Tổ giáo.
Nhận văn giải nghĩa, lạc lài nên Thiền khách bơ vơ.
Nhận văn giải nghĩa, lạc lài nên Thiền khách bơ vơ.
Chứng lý tri cơ, cứng cát phải nạp tăng khôn kháo.
Han hữu lậu, han vô lậu, bảo cho hay: the lọt, duộc thưng.
Han hữu lậu, han vô lậu, bảo cho hay: the lọt, duộc thưng.
Hỏi Ðại thừa, hỏi Tiểu thừa, thưa thẳng tắt: lòi tiền, tơ gáo.
Nhận biết làu làu lòng vốn, chẳng ngại bề thời tiết nhân duyên.
Nhận biết làu làu lòng vốn, chẳng ngại bề thời tiết nhân duyên.
Chùi cho vặc vặc tính gương, nào có nhuốm căn trần huyên náo.
Vàng chưa hết quặng, xá tua chín phen đúc, chín phen rèn.
Vàng chưa hết quặng, xá tua chín phen đúc, chín phen rèn.
Lộc chẳng còn tham, miễn được một thì chay, một thì cháo.
Sạch giới lòng, chùi giới tướng, nội ngoại nên Bồ Tát trang nghiêm.
Sạch giới lòng, chùi giới tướng, nội ngoại nên Bồ Tát trang nghiêm.
Ngay thờ chúa, thảo thờ cha, đi đỗ mới trượng phu trung háo.
Tham thiền kén bạn, nát thân mình mới khá hồi ân.
Tham thiền kén bạn, nát thân mình mới khá hồi ân.
Học đạo thờ thầy, rục xương óc chưa thông của báo.
Đọc nôm và chú thích
Thực thế! Hãy xá (1) vô tâm (2), tự nhiên hợp đạo.
1) Xá: Phải, nên, cần thiết (Từ điển từ cổ).
2) Vô tâm: (Thuật ngữ Phật giáo) (無心) Không khởi vọng tâm tức là vô tâm. Vô tâm là vô vọng tâm hay vô vọng tưởng, không còn phân biệt phàm thánh, thiện ác, đẹp xấu, lớn nhỏ, không có tâm chấp trước, vướng mắc vào các sự vật,. Nói cách khác là không dấy khởi vọng niệm phân biệt. Tông Kính Lục chép: “Nhược bất khởi vọng tâm, tắc năng thuận giác, sở dĩ vân: Vô tâm thị đạo” (Phật Quang Đại Từ Điển).
Xem thêm: Học giả Trần Đình Hoành giải thích: “Vô tâm” cũng có nghĩa là “vô niệm”. Tức là không để tư tưởng của mình dính mắc vào đâu, bám cứng vào đâu. Trong Pháp Bảo Đàn Kinh, lục tổ Huệ Năng nói về vô niệm: “Sao gọi là vô niệm? Nếu thấy tất cả pháp [mà] tâm không nhiễm trước, gọi là VÔ NIỆM, dùng thì khắp nơi, cũng chẳng dính mắc ở khắp nơi… đi lại tự do, ứng dụng vô ngại… tự tại giải thoát, gọi là hạnh VÔ NIỆM.” (Pháp Bảo Đàn Kinh, Phẩm Bát Nhã, Thích Duy Lực dịch, có tại Thư viện Hoa Sen, xem ngày 8 tháng 1, 2015).
Ví dụ: Thấy hoa hồng — đó là “thấy hoa hồng như nó là”, không dính mắc, vô tâm, vô niệm. Thấy hoa hồng “đẹp” là bắt đầu dính mắc vào tâm phân biệt đẹp xấu. Thấy hoa hồng có lẽ giúp mình làm giàu, đó là lại càng dính mắc vào dòng tư tưởng của mình.
Tâm không phân biệt, không dính mắc vào đâu, là vô tâm, hay vô niệm.
Thiền sư Takuan Soho viết: “Khi đạt được vô niệm hay vô tâm, tâm di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng kia, trôi chảy như một dòng nước, làm đầy tất cả mọi góc. Vì vậy, tâm có thể làm trọn mọi công việc tâm được đòi hỏi phải làm. Nhưng khi dòng chảy bị chận đứng tại một điểm, tất cả mọi điểm khác không nhận được gì từ tâm, và kết quả là một sự đông cứng và ngừng trệ tổng quát.” (Xem http://www.dailyzen.com/zen/zen_reading29.asp)
Đình (3) tam nghiệp (4), mới lặng thân tâm. Ðạt một lòng (5), thì thông Tổ giáo (6).
3) Đình: Dừng, ngừng.
4) Tam nghiệp: (Thuật ngữ Phật giáo) Ba nghiệp trong đạo Phật là Thân nghiệp, Khẩu nghiệp và Ý nghiệp (Phật Quang Đại Từ Điển).
5) Một lòng: Chữ Hán 一心 Nhất tâm (Thuật ngữ Phật giáo), Tập trung toàn tâm toàn ý một cách nhiệt thành, không để cho tán loạn (Từ điển Phật học Đạo Uyển).
6) Tổ giáo: Giáo lý, pháp môn của các vị tổ sư:
3) Đình: Dừng, ngừng.
4) Tam nghiệp: (Thuật ngữ Phật giáo) Ba nghiệp trong đạo Phật là Thân nghiệp, Khẩu nghiệp và Ý nghiệp (Phật Quang Đại Từ Điển).
5) Một lòng: Chữ Hán 一心 Nhất tâm (Thuật ngữ Phật giáo), Tập trung toàn tâm toàn ý một cách nhiệt thành, không để cho tán loạn (Từ điển Phật học Đạo Uyển).
6) Tổ giáo: Giáo lý, pháp môn của các vị tổ sư:
Nhận văn giải nghĩa (7), lạc lài (8) nên Thiền khách (9) bơ vơ Chứng (10) lý tri cơ (11), cứng cát (12) phải nạp tăng (13) khôn kháo (14).
7) Nhận văn giải nghĩa: Chữ Hán 認文解義 Nhìn mặt chữ mà đoán ý nghĩa.
8) Lạc lài: Lạc đường, lạc loài, sai lệch, lạc lối (Génibrel).
9) Thiền khách: (Thuật ngữ Phật giáo) 1) Chỉ người tham thiền, không giới hạn ý nghĩa là các sư tăng tu thiền; 2) Người thay mặt tăng chúng đứng lên vặn hỏi giáo lý với trụ trì trong các buổi thuyết pháp. (Phật Quang Đại Từ Điển)
10) Chứng: Nghiệm chứng.
11) Cơ: (Thuật ngữ Phật giáo) Căn cơ, là căn tính tư chất của con người, có năng lực tu hành, Năng lực tu tập căn bản của mình. Năng lực tâm linh (sanskrit: indriya). Đồng nghĩa với Cơ căn (機根). (Từ điển Phật học Đạo Uyển).
12) Cứng cát: Vững chắc, cứng cỏi, mạnh mẽ. (Đại Nam Quấc Âm Tự Vị).
13) Nạp tăng: Mượn chữ Hán 衲僧 Nạp tăng, nghĩa là sư, tăng, thầy tu.
14) Khôn kháo: Tiếng đôi chỉ nghĩa là khôn. (Đại Nam Quấc Âm Tự Vị).
7) Nhận văn giải nghĩa: Chữ Hán 認文解義 Nhìn mặt chữ mà đoán ý nghĩa.
8) Lạc lài: Lạc đường, lạc loài, sai lệch, lạc lối (Génibrel).
9) Thiền khách: (Thuật ngữ Phật giáo) 1) Chỉ người tham thiền, không giới hạn ý nghĩa là các sư tăng tu thiền; 2) Người thay mặt tăng chúng đứng lên vặn hỏi giáo lý với trụ trì trong các buổi thuyết pháp. (Phật Quang Đại Từ Điển)
10) Chứng: Nghiệm chứng.
11) Cơ: (Thuật ngữ Phật giáo) Căn cơ, là căn tính tư chất của con người, có năng lực tu hành, Năng lực tu tập căn bản của mình. Năng lực tâm linh (sanskrit: indriya). Đồng nghĩa với Cơ căn (機根). (Từ điển Phật học Đạo Uyển).
12) Cứng cát: Vững chắc, cứng cỏi, mạnh mẽ. (Đại Nam Quấc Âm Tự Vị).
13) Nạp tăng: Mượn chữ Hán 衲僧 Nạp tăng, nghĩa là sư, tăng, thầy tu.
14) Khôn kháo: Tiếng đôi chỉ nghĩa là khôn. (Đại Nam Quấc Âm Tự Vị).
Han (15) hữu lậu (16), han vô lậu (17), bảo cho hay: the (18) lọt, duộc (19) thưng (20). Hỏi Ðại thừa (21), hỏi Tiểu thừa (22), thưa thẳng tắt: lòi (23) tiền, tơ gáo (24).
15) Han: Hỏi tới, hỏi han, nói tới (Đại Nam Quấc Âm Tự Vị).
16) Hữu lậu: (Thuật ngữ Phật giáo) Chữ Hán 有漏 Hữu lậu (Sanskrit: āsrava), nghĩa là “còn chảy ra ngoài, còn lọt ra ngoài, rỉ ra ngoài”, thuật ngữ nầy có thể được so sánh với ý niệm phiền não hoặc nhiễm ô, nên nó có nghĩa là “nhiễm ô”, “phiền não”, “bất tịnh”, “không hoàn thiện” v.v; đồng nghĩa với Nhiễm (染) và Phiền não (煩惱). Sự nhiễm ô nầy liên đới trực tiếp với duyên của vô minh, khiến thức bị đánh lừa bởi ảo tướng của chủ thể và đối tượng, yêu và ghét. Tìm giải thoát thì vận hành không vướng nhiễm ô (vô lậu 無漏, sanskrit: anāsrava); do vậy, sự phân biệt giữa hữu lậu và vô lậu tương tự như sự khác biệt giữa phàm và thánh, hoặc giữa mê và ngộ (Từ điển Phật học Đạo Uyển).
17) Vô lậu: (Thuật ngữ Phật giáo) Chữ Hán 無漏 Vô lậu (Sankrit:ansrava), đối nghĩa với Hữu lậu. Vô lậu có nghĩa là không lọt ra ngoài, không rỉ ra ngoài nữa. Vô lậu là pháp thanh tịnh không vướng nhiễm ô hay phiền não (Phật Quang Đại Từ Điển).
18) The: Loại vải dệt bằng tơ, không bóng. Cũng gọi là “lương” , hay dùng để làm lưới để sàng lọc, màng cửa v.v. (Việt Nam Tự Điển)
19) Duộc: Đồ dùng thường bằng tre hay sắt tây, có cán dài, để đong, múc chất lỏng trong vật đựng có đáy sâu (http://tratu.soha.vn/)
20) Thưng: Dụng cụ đong lường (Đại Nam Quấc Âm Tự Vị).
21) Đại thừa: 大乘; Sanskrit: mahāyāna (Thuật ngữ Phật giáo), cỗ xe lớn, một trong hai trường phái lớn của đạo Phật, phái kia là Tiểu thừa (cỗ xe nhỏ, sanskrit: hīnayāna). Xuất hiện trong thế kỉ thứ nhất trước Công nguyên, phái này tự nhận là cỗ xe lớn, nhờ dựa trên tính đa dạng của giáo pháp để mở đường cho một số lớn chúng sinh có thể giác ngộ. Cả hai, Tiểu thừa và Đại thừa đều bắt nguồn từ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, nhưng khác nhau nơi sự quan tâm về thực hành giáo pháp. Nếu Tiểu thừa quan tâm đến sự giác ngộ của chính mính thì đại biểu của Đại thừa là mong muốn được giải thoát để cứu độ chúng sinh. Hình tượng tiêu biểu của Đại thừa là Bồ tát (sansktri: bodhisattva) mà đặc tính vượt trội là lòng Bi (sanskrit: karuṇā).
Đại thừa xuất phát (phần lớn) từ hai nhánh của Tiểu thừa là Đại chúng bộ (sanskrit: mahāsāṅghika) và Nhất thiết hữu bộ (sanskrit: sarvāstivāda), lấy từ đó những yếu tố căn bản của giáo pháp mình: từ Đại chúng bộ, Đại thừa xem Phật là hoá thân của một thật thể, lấy hình ảnh xả thân của các vị Bồ Tát và quan điểm tính Không (s: śūnya). Từ Nhất thiết hữu bộ, Đại thừa thừa nhận quan điểm Ba thân (sanskrit: trikāya). Ngược lại với quan điểm nguyên thuỷ, Đại thừa không quá nhấn mạnh đến đời sống xuất gia, cho rằng Cư sĩ tại gia cũng có thể đạt Niết bàn với sự tế độ của chư Phật và chư Bồ Tát. Trong quan điểm Đại thừa, Niết bàn không phải chỉ là giải thoát khỏi Luân hồi mà hơn thế nữa, hành giả giác ngộ về Chân tâm và an trụ trong đó. Mỗi chúng sinh đều mang Phật tính (sanskrit: buddhatā) và nhận ra điều đó là điều tuyệt đối quan trọng.
Đại thừa lại được chia ra nhiều bộ phái khác nhau, xuất phát từ Ấn Độ và truyền qua Tây Tạng, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Tại Ấn Độ, Đại thừa đã chia ra Trung quán tông (sanskrit: mādhya- mika) do Long Thụ (sanskrit: nāgārjuna) đề xuất và Duy thức tông (sanskrit: vijnānavāda, yogācāra) do Vô Trước (sanskrit: asaṅga) và Thế Thân (vasubandhu) sáng lập. Song song với Tantra (Mật tông) của Ấn Độ giáo, đạo Phật cũng sản sinh ra một trường phái là Kim cương thừa (sanskrit: vajrayāna), rất thịnh hành tại Tây Tạng. Thuộc về Đại thừa tại Trung Quốc và Nhật Bản, người ta có thể kể đến Thiền tông, Hoa nghiêm tông, Thiên Thai tông, Tịnh độ tông. Giáo lý căn bản của Đại thừa được chứa đựng trong những bộ Kinh (sanskrit: sūtra) và Luận (sanskrit: śāstra) với nhiều luận văn hết sức sâu sắc. (Từ điển Phật học Đạo Uyển)
22) Tiểu thừa: (Thuật ngữ Phật giáo) 小乘; Sanskrit: hīnayāna; nghĩa là “cỗ xe nhỏ”; Nguyên là danh từ của một số đại biểu phái Đại thừa (sanskrit: mahāyāna) thường dùng chỉ những người theo “Phật giáo nguyên thuỷ”. Biểu thị này được dùng để lăng mạ, chỉ trích. Ngày nay ý nghĩa chê bai của danh từ này đã mất đi và nó chỉ còn có tính chất mô tả. Nhiều nhà nghiên cứu Phật giáo có ý định thay thế danh từ này nhưng không đạt kết quả và danh từ này đã khắc sâu trong tư tưởng của nhiều Phật tử. Các đại biểu của Tiểu thừa tự xem mình theo phái Thượng toạ bộ (pali: theravāda), mặc dù Thượng toạ bộ chỉ là một trong những trường phái Tiểu thừa, và là trường phái duy nhất của Tiểu thừa còn tồn tại đến ngày nay.
Tiểu thừa cũng được gọi là Nam tông và thịnh hành tại các nước Nam như Tích Lan (śrīlaṅkā), Thái lan, Miến Điện (Myanmar), Campuchia, Lào… Tiểu thừa phát triển nhất trong thời gian Đức Phật nhập Niết Bàn và Công nguyên. Đại biểu phái này cho rằng mình theo sát những lời dạy nguyên thuỷ của Đức Phật, do chính Đức Phật nói ra. Giới luật của Tiểu thừa hoàn toàn dựa vào Luật tạng. Trong A tì đạt ma Tiểu thừa dựa trên Kinh tạng để phân tích và hệ thống hoá giáo lý của Phật.
Tiểu thừa tập trung tuyệt đối vào con đường đi đến giải thoát. Các lý luận triết học không đóng vai trò quan trọng, thậm chí được xem là trở ngại trên đường giải thoát. Tiểu thừa phân tích rõ trạng thái của đời sống con người, bản chất sự vật, cơ cấu của chấp ngã và chỉ ra phương pháp giải thoát khỏi sự Khổ (sanskrit: duḥkha). Tất cả các trường phái Tiểu thừa đều có một quan điểm chung về sự vật đang hiện hữu: khổ có thật, phải giải thoát khỏi cái Khổ. Giải thoát khỏi Luân hồi (sanskrit: saṃsāra), thoát khỏi sự tái sinh và đạt Niết bàn (sanskrit: nirvāṇa) là mục đích cao nhất của Tiểu thừa. Muốn đạt được mục đích này, hành giả phải dựa vào sức mình, xa lánh thế gian.
Vì vậy Tiểu thừa quan niệm phải sống viễn ly, sống cuộc đời của một kẻ tu hành. Đối với Tiểu thừa, cuộc sống tại gia không thể nào đưa đến sự giải thoát. Hình ảnh tiêu biểu của Tiểu thừa là A-la-hán (sanskrit: arhat), là người dựa vào tự lực để giải thoát. Tiểu thừa tránh không đưa lý thuyết gì về Niết bàn, mục đích cuối cùng, là kinh nghiệm của sự giác ngộ, trong đó, hành giả chứng được vô ngã và từ bỏ tham ái. Đối với Tiểu thừa, Phật là một nhân vật lịch sử, được xem là một con người và thầy dạy, không phải là Hoá thân của một thật thể nào. Giáo pháp cơ bản của Tiểu thừa gồm có Tứ diệu đế, Mười hai nhân duyên (sanskrit: pratītya-samutpāda), thuyết Vô ngã (sanskrit: anātman) và luật Nhân quả, Nghiệp (sanskrit: karma). Phép tu hành của Tiểu thừa dựa trên Bát chánh đạo. Theo quan điểm của Đại thừa, sở dĩ phái này được gọi là “tiểu thừa” vì ngược lại với chủ trương của Đại thừa là nhằm đưa tất cả loài Hữu tình đến giác ngộ, phái tiểu thừa chỉ quan tâm đến sự giác ngộ của cá nhân mình. Chủ trương này được xem là giáo pháp sơ cấp của đức Phật vì sau đó Ngài giảng giáo pháp toàn vẹn hơn, đó là giáo pháp Đại thừa. (Từ điển Phật học Đạo Uyển).
23) Lòi: Dây lạt xâu để xâu tiền, cũng gọi lá “lõi” (Việt Nam Tự Điển).
24) Gáo: (Mượn âm Nôm Gạo và đọc thành Gáo) Đồ dùng hình tròn, có cán, để múc chất lỏng (Việt Nam Tự Điển).
15) Han: Hỏi tới, hỏi han, nói tới (Đại Nam Quấc Âm Tự Vị).
16) Hữu lậu: (Thuật ngữ Phật giáo) Chữ Hán 有漏 Hữu lậu (Sanskrit: āsrava), nghĩa là “còn chảy ra ngoài, còn lọt ra ngoài, rỉ ra ngoài”, thuật ngữ nầy có thể được so sánh với ý niệm phiền não hoặc nhiễm ô, nên nó có nghĩa là “nhiễm ô”, “phiền não”, “bất tịnh”, “không hoàn thiện” v.v; đồng nghĩa với Nhiễm (染) và Phiền não (煩惱). Sự nhiễm ô nầy liên đới trực tiếp với duyên của vô minh, khiến thức bị đánh lừa bởi ảo tướng của chủ thể và đối tượng, yêu và ghét. Tìm giải thoát thì vận hành không vướng nhiễm ô (vô lậu 無漏, sanskrit: anāsrava); do vậy, sự phân biệt giữa hữu lậu và vô lậu tương tự như sự khác biệt giữa phàm và thánh, hoặc giữa mê và ngộ (Từ điển Phật học Đạo Uyển).
17) Vô lậu: (Thuật ngữ Phật giáo) Chữ Hán 無漏 Vô lậu (Sankrit:ansrava), đối nghĩa với Hữu lậu. Vô lậu có nghĩa là không lọt ra ngoài, không rỉ ra ngoài nữa. Vô lậu là pháp thanh tịnh không vướng nhiễm ô hay phiền não (Phật Quang Đại Từ Điển).
18) The: Loại vải dệt bằng tơ, không bóng. Cũng gọi là “lương” , hay dùng để làm lưới để sàng lọc, màng cửa v.v. (Việt Nam Tự Điển)
19) Duộc: Đồ dùng thường bằng tre hay sắt tây, có cán dài, để đong, múc chất lỏng trong vật đựng có đáy sâu (http://tratu.soha.vn/)
20) Thưng: Dụng cụ đong lường (Đại Nam Quấc Âm Tự Vị).
21) Đại thừa: 大乘; Sanskrit: mahāyāna (Thuật ngữ Phật giáo), cỗ xe lớn, một trong hai trường phái lớn của đạo Phật, phái kia là Tiểu thừa (cỗ xe nhỏ, sanskrit: hīnayāna). Xuất hiện trong thế kỉ thứ nhất trước Công nguyên, phái này tự nhận là cỗ xe lớn, nhờ dựa trên tính đa dạng của giáo pháp để mở đường cho một số lớn chúng sinh có thể giác ngộ. Cả hai, Tiểu thừa và Đại thừa đều bắt nguồn từ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, nhưng khác nhau nơi sự quan tâm về thực hành giáo pháp. Nếu Tiểu thừa quan tâm đến sự giác ngộ của chính mính thì đại biểu của Đại thừa là mong muốn được giải thoát để cứu độ chúng sinh. Hình tượng tiêu biểu của Đại thừa là Bồ tát (sansktri: bodhisattva) mà đặc tính vượt trội là lòng Bi (sanskrit: karuṇā).
Đại thừa xuất phát (phần lớn) từ hai nhánh của Tiểu thừa là Đại chúng bộ (sanskrit: mahāsāṅghika) và Nhất thiết hữu bộ (sanskrit: sarvāstivāda), lấy từ đó những yếu tố căn bản của giáo pháp mình: từ Đại chúng bộ, Đại thừa xem Phật là hoá thân của một thật thể, lấy hình ảnh xả thân của các vị Bồ Tát và quan điểm tính Không (s: śūnya). Từ Nhất thiết hữu bộ, Đại thừa thừa nhận quan điểm Ba thân (sanskrit: trikāya). Ngược lại với quan điểm nguyên thuỷ, Đại thừa không quá nhấn mạnh đến đời sống xuất gia, cho rằng Cư sĩ tại gia cũng có thể đạt Niết bàn với sự tế độ của chư Phật và chư Bồ Tát. Trong quan điểm Đại thừa, Niết bàn không phải chỉ là giải thoát khỏi Luân hồi mà hơn thế nữa, hành giả giác ngộ về Chân tâm và an trụ trong đó. Mỗi chúng sinh đều mang Phật tính (sanskrit: buddhatā) và nhận ra điều đó là điều tuyệt đối quan trọng.
Đại thừa lại được chia ra nhiều bộ phái khác nhau, xuất phát từ Ấn Độ và truyền qua Tây Tạng, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Tại Ấn Độ, Đại thừa đã chia ra Trung quán tông (sanskrit: mādhya- mika) do Long Thụ (sanskrit: nāgārjuna) đề xuất và Duy thức tông (sanskrit: vijnānavāda, yogācāra) do Vô Trước (sanskrit: asaṅga) và Thế Thân (vasubandhu) sáng lập. Song song với Tantra (Mật tông) của Ấn Độ giáo, đạo Phật cũng sản sinh ra một trường phái là Kim cương thừa (sanskrit: vajrayāna), rất thịnh hành tại Tây Tạng. Thuộc về Đại thừa tại Trung Quốc và Nhật Bản, người ta có thể kể đến Thiền tông, Hoa nghiêm tông, Thiên Thai tông, Tịnh độ tông. Giáo lý căn bản của Đại thừa được chứa đựng trong những bộ Kinh (sanskrit: sūtra) và Luận (sanskrit: śāstra) với nhiều luận văn hết sức sâu sắc. (Từ điển Phật học Đạo Uyển)
22) Tiểu thừa: (Thuật ngữ Phật giáo) 小乘; Sanskrit: hīnayāna; nghĩa là “cỗ xe nhỏ”; Nguyên là danh từ của một số đại biểu phái Đại thừa (sanskrit: mahāyāna) thường dùng chỉ những người theo “Phật giáo nguyên thuỷ”. Biểu thị này được dùng để lăng mạ, chỉ trích. Ngày nay ý nghĩa chê bai của danh từ này đã mất đi và nó chỉ còn có tính chất mô tả. Nhiều nhà nghiên cứu Phật giáo có ý định thay thế danh từ này nhưng không đạt kết quả và danh từ này đã khắc sâu trong tư tưởng của nhiều Phật tử. Các đại biểu của Tiểu thừa tự xem mình theo phái Thượng toạ bộ (pali: theravāda), mặc dù Thượng toạ bộ chỉ là một trong những trường phái Tiểu thừa, và là trường phái duy nhất của Tiểu thừa còn tồn tại đến ngày nay.
Tiểu thừa cũng được gọi là Nam tông và thịnh hành tại các nước Nam như Tích Lan (śrīlaṅkā), Thái lan, Miến Điện (Myanmar), Campuchia, Lào… Tiểu thừa phát triển nhất trong thời gian Đức Phật nhập Niết Bàn và Công nguyên. Đại biểu phái này cho rằng mình theo sát những lời dạy nguyên thuỷ của Đức Phật, do chính Đức Phật nói ra. Giới luật của Tiểu thừa hoàn toàn dựa vào Luật tạng. Trong A tì đạt ma Tiểu thừa dựa trên Kinh tạng để phân tích và hệ thống hoá giáo lý của Phật.
Tiểu thừa tập trung tuyệt đối vào con đường đi đến giải thoát. Các lý luận triết học không đóng vai trò quan trọng, thậm chí được xem là trở ngại trên đường giải thoát. Tiểu thừa phân tích rõ trạng thái của đời sống con người, bản chất sự vật, cơ cấu của chấp ngã và chỉ ra phương pháp giải thoát khỏi sự Khổ (sanskrit: duḥkha). Tất cả các trường phái Tiểu thừa đều có một quan điểm chung về sự vật đang hiện hữu: khổ có thật, phải giải thoát khỏi cái Khổ. Giải thoát khỏi Luân hồi (sanskrit: saṃsāra), thoát khỏi sự tái sinh và đạt Niết bàn (sanskrit: nirvāṇa) là mục đích cao nhất của Tiểu thừa. Muốn đạt được mục đích này, hành giả phải dựa vào sức mình, xa lánh thế gian.
Vì vậy Tiểu thừa quan niệm phải sống viễn ly, sống cuộc đời của một kẻ tu hành. Đối với Tiểu thừa, cuộc sống tại gia không thể nào đưa đến sự giải thoát. Hình ảnh tiêu biểu của Tiểu thừa là A-la-hán (sanskrit: arhat), là người dựa vào tự lực để giải thoát. Tiểu thừa tránh không đưa lý thuyết gì về Niết bàn, mục đích cuối cùng, là kinh nghiệm của sự giác ngộ, trong đó, hành giả chứng được vô ngã và từ bỏ tham ái. Đối với Tiểu thừa, Phật là một nhân vật lịch sử, được xem là một con người và thầy dạy, không phải là Hoá thân của một thật thể nào. Giáo pháp cơ bản của Tiểu thừa gồm có Tứ diệu đế, Mười hai nhân duyên (sanskrit: pratītya-samutpāda), thuyết Vô ngã (sanskrit: anātman) và luật Nhân quả, Nghiệp (sanskrit: karma). Phép tu hành của Tiểu thừa dựa trên Bát chánh đạo. Theo quan điểm của Đại thừa, sở dĩ phái này được gọi là “tiểu thừa” vì ngược lại với chủ trương của Đại thừa là nhằm đưa tất cả loài Hữu tình đến giác ngộ, phái tiểu thừa chỉ quan tâm đến sự giác ngộ của cá nhân mình. Chủ trương này được xem là giáo pháp sơ cấp của đức Phật vì sau đó Ngài giảng giáo pháp toàn vẹn hơn, đó là giáo pháp Đại thừa. (Từ điển Phật học Đạo Uyển).
23) Lòi: Dây lạt xâu để xâu tiền, cũng gọi lá “lõi” (Việt Nam Tự Điển).
24) Gáo: (Mượn âm Nôm Gạo và đọc thành Gáo) Đồ dùng hình tròn, có cán, để múc chất lỏng (Việt Nam Tự Điển).
Nhận biết làu làu lòng vốn (25), chẳng ngại bề thời tiết (26) nhân duyên (27). Chùi cho vặc vặc (28) tính gương (29), nào có nhuốm căn (30) trần (31) huyên náo (32).
25) Lòng vốn: (Thuật ngữ Phật giáo) Chữ Hán là 本心 Bản tâm (bổn tâm), chỉ bản tính, bổn lại tâm tính của con người (Phật Quang Đại Từ Điển).
26) Thời tiết: Chỉ thời gian biến đổi, 4 mùa trong năm.
27) Nhân duyên: (Thuật ngữ Phật giáo) 因緣 Sanskrit: hetuprātyaya, có nghĩa là cái lý do chính (nhân 因, sanskrit: hetu) và các điều kiện phụ trợ giúp (duyên: 緣, sanskrit: prātyaya); danh từ
này được sử dụng trong các trường phái Phật giáo để làm sáng tỏ luật Nhân quả, Nghiệp (sanskrit: karma).
27’) Thời tiết nhân duyên: Chỉ việc đổi thay về thời gian, không gian và cuộc sống.
28) Vặc vặc: Thường nói là “vằng vặc”. Sáng lắm (Việt Nam Tự Điển), tươi lắm, mới lắm.
29) Tính gương: Do chữ Đại viên kính trí (大圓鏡智) (Thuật ngữ Phật giáo) , Trí như một tấm gương tròn lớn, giúp người nhìn vạn vật với một tâm thức Vô ngã (anātman), không muốn chiếm đoạt, phân biệt đúng sai, chấp nhận vạn vật với mỗi sắc thể riêng của nó. Trí này được ví như một tấm gương vì một hạt bụi nó cũng không bỏ qua nhưng nếu hạt bụi này bay đi, gương không lưu lại dấu vết gì. Nguồn gốc của trí này là Thức uẩn (vijnā- naskandha) cùng với tâm trạng Sân hận (dvesa), thuộc về ý (citta) trong ba cửa tạo nghiệp. (Từ điển Phật học Đạo Uyển). Thiền sư Thần Tú có câu: “Thân thị Bồ đề thụ, Tâm như minh kính đài”.
30) Căn: (Thuật ngữ Phật giáo) Chỉ sáu căn (lục căn: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, não)
31) Trần: (Thuật ngữ Phật giáo) Chỉ sáu trần (sáu giặc: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.
32) Căn trần huyên náo: Sự huyên náo, xao động vì sự tương tác giữa sáu căn (Lục căn) và sáu trần (Lục tặc)
25) Lòng vốn: (Thuật ngữ Phật giáo) Chữ Hán là 本心 Bản tâm (bổn tâm), chỉ bản tính, bổn lại tâm tính của con người (Phật Quang Đại Từ Điển).
26) Thời tiết: Chỉ thời gian biến đổi, 4 mùa trong năm.
27) Nhân duyên: (Thuật ngữ Phật giáo) 因緣 Sanskrit: hetuprātyaya, có nghĩa là cái lý do chính (nhân 因, sanskrit: hetu) và các điều kiện phụ trợ giúp (duyên: 緣, sanskrit: prātyaya); danh từ
này được sử dụng trong các trường phái Phật giáo để làm sáng tỏ luật Nhân quả, Nghiệp (sanskrit: karma).
27’) Thời tiết nhân duyên: Chỉ việc đổi thay về thời gian, không gian và cuộc sống.
28) Vặc vặc: Thường nói là “vằng vặc”. Sáng lắm (Việt Nam Tự Điển), tươi lắm, mới lắm.
29) Tính gương: Do chữ Đại viên kính trí (大圓鏡智) (Thuật ngữ Phật giáo) , Trí như một tấm gương tròn lớn, giúp người nhìn vạn vật với một tâm thức Vô ngã (anātman), không muốn chiếm đoạt, phân biệt đúng sai, chấp nhận vạn vật với mỗi sắc thể riêng của nó. Trí này được ví như một tấm gương vì một hạt bụi nó cũng không bỏ qua nhưng nếu hạt bụi này bay đi, gương không lưu lại dấu vết gì. Nguồn gốc của trí này là Thức uẩn (vijnā- naskandha) cùng với tâm trạng Sân hận (dvesa), thuộc về ý (citta) trong ba cửa tạo nghiệp. (Từ điển Phật học Đạo Uyển). Thiền sư Thần Tú có câu: “Thân thị Bồ đề thụ, Tâm như minh kính đài”.
30) Căn: (Thuật ngữ Phật giáo) Chỉ sáu căn (lục căn: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, não)
31) Trần: (Thuật ngữ Phật giáo) Chỉ sáu trần (sáu giặc: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.
32) Căn trần huyên náo: Sự huyên náo, xao động vì sự tương tác giữa sáu căn (Lục căn) và sáu trần (Lục tặc)
Vàng chưa hết quặng, xá tua (33) chín phen đúc, chín phen rèn. Lộc chẳng còn tham, miễn được một thì chay, một thì cháo.
33) Xá tua: Phải (Đại Nam Quấc Âm Tự Vị).
33) Xá tua: Phải (Đại Nam Quấc Âm Tự Vị).
Sạch giới lòng (34), chùi giới tướng (35), nội ngoại nên Bồ Tát trang nghiêm (36). Ngay thờ chúa, thảo thờ cha, đi đỗ (37) mới trượng phu trung háo (38).
34) Giới lòng: (Thuật ngữ Phật giáo) Chữ Hán là 心戒 Tâm giới, Giới luật dùng để ngăn chận tâm ý không chính đáng, gian tà. (Phật Quang Đại Từ Điển).
35) Giới tướng: (Thuật ngữ Phật giáo) Chữ Hán là 戒相 Giới tướng, là hình thức biểu hiện sự khác biệt của sự trì giới. Ví dụ: Trì năm giới, 10 giới hay 250 giới đều có hình thức biểu hiện khác biệt. Tuỳ theo sự phạm giới đến đâu thì giới tướng đều có hình thức biểu hiện khác. (Phật Quang Đại Từ Điển). 36) Trang nghiêm: (Thuật ngữ Phật giáo) Chùa chiền, bàn thờ Phật thường được trang hoàng bằng những lễ vật như hương hoa, cờ phướn v.v để biểu hiện sự tôn kính, làm tăng thêm lòng tôn kính cho người chiêm bái
Bồ tát trang nghiêm:Sự trang nghiêm (Thuật ngữ Phật giáo) hay cái đẹp của Bồ tát do Bồ Tát phát nguyện xả thân vì lợi ích của chúng sinh, lấy lợi ích của chúng sinh như là vật trang trí cho bản thân. (Phật Quang Đại Từ Điển).
37) Đi đỗ: Chữ Hán 行止 Hành chỉ, hành động và cử chỉ.
38) Trung háo: Trung hiếu.
34) Giới lòng: (Thuật ngữ Phật giáo) Chữ Hán là 心戒 Tâm giới, Giới luật dùng để ngăn chận tâm ý không chính đáng, gian tà. (Phật Quang Đại Từ Điển).
35) Giới tướng: (Thuật ngữ Phật giáo) Chữ Hán là 戒相 Giới tướng, là hình thức biểu hiện sự khác biệt của sự trì giới. Ví dụ: Trì năm giới, 10 giới hay 250 giới đều có hình thức biểu hiện khác biệt. Tuỳ theo sự phạm giới đến đâu thì giới tướng đều có hình thức biểu hiện khác. (Phật Quang Đại Từ Điển). 36) Trang nghiêm: (Thuật ngữ Phật giáo) Chùa chiền, bàn thờ Phật thường được trang hoàng bằng những lễ vật như hương hoa, cờ phướn v.v để biểu hiện sự tôn kính, làm tăng thêm lòng tôn kính cho người chiêm bái
Bồ tát trang nghiêm:Sự trang nghiêm (Thuật ngữ Phật giáo) hay cái đẹp của Bồ tát do Bồ Tát phát nguyện xả thân vì lợi ích của chúng sinh, lấy lợi ích của chúng sinh như là vật trang trí cho bản thân. (Phật Quang Đại Từ Điển).
37) Đi đỗ: Chữ Hán 行止 Hành chỉ, hành động và cử chỉ.
38) Trung háo: Trung hiếu.
Tham thiền kén bạn, nát thân mình mới khá (39) hồi ân (40). Học đạo thờ thầy, rục (41) xương óc chưa thông (42) của báo (43)
39) Khá: Nên, đáng, phải (Việt Nam Tự Điển).
40) Hồi ân: Trả ơn.
41) Rục: Rã, mục (Đại Nam Quấc Âm Tự Vị). (Âm Nôm biến âm).
42) Thông: thấu suốt tới (Việt Nam Tự Điển).
43) Báo: Báo ơn
(Nguyễn Hữu Vinh đọc nôm và chú thích)
Viết lại bằng tiếng Việt hiện đại
Sống đời vui đạo
Phần 6
Thật vậy Hãy nên vô tâm, tự nhiên hợp đạo
Ngừng ba nghiệp, mới lặng thân tâm Được nhất tâm, thì rành lời Tổ
Nhìn chữ đoán nghĩa, lạc đường nên Thiền khách bơ vơ Trải nghiệm lý lẽ, hiểu rõ căn cơ, cứng cáp phải là sư khôn khéo
Hỏi hữu lậu, hỏi vô lậu, nói cho hay: sàng the thì lọt, duộc tre thì đựng Hỏi Đại thừa, hỏi Tiểu thừa, thưa thẳng tắt: lòi xâu tiền, tơ đan gáo
Nhận biết rất rõ bản tâm, chẳng ngại gì thay đổi nhân duyên Chùi cho sáng tỏ gương lòng, không phải nhuốm lục trần huyên náo
Vàng chưa hết quặng, thì phải chín lần đúc chín lần rèn Lộc chẳng còn tham, chỉ cần được ăn chay ăn cháo
Sạch tâm giới, giữ tướng giới, trong lẫn ngoài nên Bồ tát trang nghiêm Người ngay thờ chúa, kẻ thảo thờ cha, thái độ đó là trượng phu trung hiếu
Tu thiền chọn bạn, nát thân mình mới đáng trả ơn Học đạo thờ thầy, rục xương óc vẫn chưa báo đáp
(Trần Đình Hoành viết lại)
Dịch sang tiếng Anh
Living in the world, joyful in the Way
Part 6
It’s true Have no mind, and you naturally fit in with the Way
Stop three karmas, then body and mind are quiet Achieve one mind, then you understand the Patriachs’s teaching
Reading words to guess the meanings, lost and lonely be Zen practitioners Experiencing reason and knowing man’s capacity, strong be the wise monks
Ask the impure, ask the pure, they’ll say: silk sifter leaks, bamboo ladle contains Question Mahayana, question Theravada, they’ll answer: cord may string coins, silk thread may weave into dipper
Knowing well the original mind, we worry not about changes from dependent origination Keeping the heart mirror clean, we’re unaffected by six noisy dusts
Gold still with ore must be molded nine times and forged nine times Wealth without greed needs only fasting food and soup
Cleaning heart precepts, cleansing form precepts, both inside and outside, Bodhisattva is thus adorned The righteous revere their king, the filial revere their parents, that’s the attitude of the loyal pious
Practicing Zen, we choose friends; only when our body disintegrates we would qualify to thank friends Learning the Way, we venerate our teacher; even if our skull liquefies we would still be unable to repay the teacher’s grace
Comments
Post a Comment